Silicol Gel - điều trị rối loạn tiêu hóa
Tổng đài tư vấn
(028) 62962262

Hóc môn có ảnh hưởng đến IBS không

11/1/2021 8:17:00 AM

Hiện không ai biết nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích (IBS). Tuy nhiên, một điều mà các chuyên gia chắc chắn đó là: Giới tính có vai trò trong sinh lý bệnh. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh gấp khoảng 2 lần nam giới. Nhiều nghiên cứu cho rằng Hóc-môn giới tính như estrogen và progesterone có thể là lý do. Chúng có thể làm khởi phát các triệu chứng của IBS, điều này giải thích tại sao bạn có nhiều cơn cấp ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.

 

Hóc môn có ảnh hưởng đến IBS không


Hóc-môn giới tính và IBS


Estrogen và progesterone ảnh hưởng đến các triệu chứng của IBS trong vài ngày, từ cách thức hoạt động của đường ruột cho đến mức độ đau. Các tế bào trong đường ruột có chứa các thụ thể cho phép các Hóc-môn này gắn vào. Điều này có nghĩa là hệ tiêu hóa được thiết kế nhằm cảm nhận và phản ứng với các Hóc-môn này. Sau đây là những cách thức tác động lên IBS chính:


 • Tiêu hóa: Chúng kiểm soát cơ trơn trong đường ruột, quyết định tốc độ thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Trong một nghiên cứu, động vật mất nhiều thời gian để tháo rỗng đường ruột hơn khi được dùng Hóc-môn liều thấp so với khi dùng liều cao hơn. Điều này giải thích tại sao nồng độ Hóc-môn giới tính thấp có thể gây táo bón.


 • Cường độ đau: Những Hóc-môn này ảnh hưởng đến mức độ co bóp. Lượng Hóc-môn thấp sẽ làm giảm ngưỡng đau của bạn, một phần là do estrogen tăng sản sinh serotonin, một chất hóa học cải thiện tâm trạng trong não. Lượng estrogen cao có thể làm giảm một phần yếu tố đau, do đó các cơn đau bụng và cơn co sẽ không gây đau nhiều.


 • Viêm: Hóc-môn sinh dục có thể tăng mức độ viêm trong toàn bộ cơ thể. Điều này khiến cho các triệu chứng IBS nặng hơn.


Hầu hết các nghiên cứu liên hệ estrogen và progesterone với IBS. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng Hóc-môn sinh dục nam như testosterone có thể bảo vệ chống lại bệnh. Điều này có thể giải thích một phần tại sao nam giới ít mắc bệnh hơn.


Chu kỳ kinh nguyệt


Nồng độ của những Hóc-môn này tăng và giảm trong tháng, do đó chúng có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của IBS. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 40% phụ nữ mắc IBS nói rằng bệnh ảnh hưởng đến các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt.


Chu kỳ này trải qua 4 giai đoạn kéo dài khoảng 28 ngày:


 • Hành kinh (ngày 1-5): Nếu bạn không mang thai, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra trong giai đoạn hành kinh. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen và progesterone ở mức thấp nhất.


 • Nang buồng trứng (ngày 6-14): Estrogen tăng, khiến cho thành tử cung dày lên.


 • Rụng trứng (ngày 14): Trứng được giải phóng.


 • Hoàng thể (ngày 15-28): Progesterone tăng lên để chuẩn bị tử cung cho quá trình mang thai. Nếu không có thai, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm nhanh vào cuối giai đoạn hoàng thể, khoảng ngày 24 đến 28.
IBS sẽ nặng hơn khi nồng độ Hóc-môn giảm. Cuối giai đoạn hoàng thể, bạn hay bị chướng bụng và có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Khi nồng độ Hóc-môn giảm đến mức thấp nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng như đau bụng, khó chịu và táo bón hoặc tiêu chảy sẽ xảy ra nhiều hơn và nặng hơn.


Tệ hơn, những bệnh nhân IBS hay bị đau bụng kinh, hay còn gọi là thống kinh, có nguy cơ khởi phát các triệu chứng gấp hai lần.


Có thai


Nồng độ Hóc-môn tăng lên khi bạn mang thai, vì thế các triệu chứng IBS có thể được cải thiện. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể xử lý đau tốt hơn trong quá trình mang thai. Điều này có thể hiểu rằng bạn có ít cơn chuột rút và ít khó chịu hơn. Nhưng mẹ bầu cũng hay bị táo bón hơn.


Mãn kinh


Nồng độ Hóc-môn sinh dục cũng giảm kèm theo. Tuy nhiên hiện không rõ điều này ảnh hưởng đến IBS như thế nào. Ở một số phụ nữ, IBS cải thiện sau thời kỳ mãn kinh khi những thay đổi của Hóc-môn ngừng lại. Mặt khác, hơn một phần ba phụ nữ mãn kinh trong một nghiên cứu gần đây ghi nhận có các triệu chứng kiểu IBS, như đầy hơi và ợ nóng. Các chuyên gia cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về vấn đề này.


Thuốc tránh thai


Thuốc tránh thai, một loại thuốc chứa estrogen và progestin (dạng Hóc-môn nhân tạo của progesterone) liều ổn định, ảnh hưởng đến các triệu chứng IBS của bạn như thế nào? Cho đến nay, nghiên cứu chỉ ra rằng chúng không có ảnh hưởng gì. Các nhà khoa học không tìm ra sự khác biệt về các triệu chứng giữa phụ nữ mắc IBS đang dùng và không dùng thuốc tránh thai. Cả hai nhóm này đều có giảm Hóc-môn trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Một số chuyên gia cho rằng việc dùng liên tục thuốc tránh thai – trong đó nồng độ Hóc-môn không thay đổi và kết hợp với việc không hành kinh – có thể làm giảm các triệu chứng IBS. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để khẳng định được giả thuyết này.


Nguồn: https://www.webmd.com/ibs/guide/Hóc-môns-ibs

Bình luận facebook

Tin liên quan